Dịch vụ pháp lý hiểu đơn giản là ngành nghề cung cấp về các dịch vụ pháp lý, pháp luật, nhằm cung cấp các giải pháp về vấn đề pháp lý liên quan và phát sinh từ các hoạt động của đời sống cá nhân, tổ chức trong xã hội. Về cơ bản, dịch vụ pháp lý được thể hiện qua 4 khía cạnh sau: Dịch vụ pháp lý cho lĩnh vực Kinh doanh, Dịch vụ pháp lý cho các khía cạnh Dân sự, Dịch vụ pháp lý về Quản lý trật tự Hành chính và Dịch vụ pháp lý nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp về dân sự, hành chính, kinh doanh.
Sinh viên được đào tạo các kiến thức có liên quan đến các chính sách, pháp luật của Nhà nước, được trang bị kiến thức một cách hệ thống về: Lý luận về Nhà nước và pháp luật, Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Lao động, Luật Thương mại, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Luật Môi trường, Luật Đất đai, Công pháp Quốc tế, Tư pháp Quốc tế, Luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng Hình sự, Luật Tố tụng Hành chính, Luật Thi hành án dân sự, Công chứng, chứng thực; Xây dựng văn bản pháp luật, Kiến tập nghiệp vụ (Cơ quan công chứng, VP công chứng, bộ phận tiếp nhận và thực hiện thủ tục hành chính tại UBND các cấp), Luật sở hữu trí tuệ, Luật cạnh tranh, . . .
Ngoài ra sinh viên còn được trang bị những kiến thức bổ trợ như: Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật; Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dân sự, thương mại, lao động; Kỹ năng đàm phán; Kỹ năng tư vấn pháp luật, . .
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các tổ chức xã hội, các nghề nghiệp có liên quan đến việc cung ứng các dịch vụ pháp lý như: Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, cố vấn pháp luật cho các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp. Các cơ quan hành chính Tư pháp, Công an, Kiểm sát, thi hành án cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, trung tâm trợ giúp về công tác pháp lý,…
Sau khi tốt nghiệp ngành này sinh viên có thể đảm nhận tại công việc tại:
Cơ quan nhà nước: làm việc tại các phòng, ban pháp chế, thanh tra, văn phòng thuộc tất cả các sở, ban, ngành, các cơ quan hành chính địa phương…
Tổ chức xã hội: làm việc tại các tổ chức xã hội, đặc biệt là các tổ chức xã
hội – nghề nghiệp có liên quan đến việc cung ứng các dịch vụ pháp lý như: Hội Luật gia, Đoàn Luật sư.
Tổ chức kinh tế: làm việc ở tất cả các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế với trong bộ phận hỗ trợ, cố vấn pháp luật cho các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.
Đặc biệt sinh viên ngành dịch vụ pháp lý ra trường có thể làm việc trong những đơn vị có liên quan trực tiếp đến dịch vụ pháp lý như: phòng công chứng, văn phòng luật sư, cán bộ tư pháp, hộ tịch, địa chính, nhà đất, toà án,…Cơ hội việc làm của ngành Dịch vụ pháp lý trong tương lai rất cao, do nhu cầu của về tư vấn pháp luật, thực hiện các thủ tục pháp lý thông qua dịch vụ ngày càng nhều, các văn phòng luật sư, các phòng công chứng tư mở ra ngày càng nhiều, đang rất cần nguồn nhân lực từ ngành Dịch vụ pháp lý. Bởi theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, một trong những nội dung trọng yếu của Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020. Chiến lược đề ra mục tiêu là đến năm 2020, phát triển số lượng khoảng từ 18.000 – 20.000 luật sư, đạt tỷ lệ số luật sư trên số dân khoảng 1/4.500 đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về dịch vụ pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, có thể thấy ngành dịch vụ pháp lý là hướng đi mới, cơ hội mới cho các bạn yêu thích ngành luật ở trình độ cao đẳng