Kế toán là công việc thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin kinh tế tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp.
Kế toán thường được chia thành hai lĩnh vực: kế toán công và kế toán doanh nghiệp.

Chọn học ngành Kế toán, các người học sẽ được đào tạo từ những kiến thức cơ sở ngành như Tài chính – tiền tệ - ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, Thuế, Nguyên lý kế toán, Kế toán quản trị,… đến các kiến thức chuyên sâu của ngành như Kế toán tài chính doanh nghiệp, Kế toán thương mại và dịch vụ, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán Ngân sách xã phường, Pháp luật và tổ chức công tác kế toán, Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Phân tích báo cáo tài chính, Kiểm toán... Bên cạnh đó người học còn được học các kỹ năng thực hành như Thực hành kế toán doanh nghiệp, Thực hành kế toán trên Excel, Thực hành kế toán trên phần mềm. 
Sau khi người học học xong sẽ có được các kỹ năng: 
- Có kỹ năng hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại đơn vị. 
 - Có khả năng giải quyết vấn đề về nghiệp vụ kế toán và tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị.
- Có kỹ năng phân tích và tư vấn các vấn đề tài chính kế toán tại doanh nghiệp
- Có kỹ năng sử dụng tin học văn phòng và phần mềm kế toán chuyên dụng
- Có kỹ năng sắp xếp, bảo quản và lưu trữ chứng từ, sổ kế toán theo quy định.
- Có khả năng đọc hiểu các văn bản pháp luật trong lĩnh vực kế toán, thuế, quản lý tài chính.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt để tự tin trong lĩnh vực kế toán tài chính.
- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường.

Kế toán là một bộ phận quan trọng mà bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng cần đến. Vì vậy cơ hội việc làm cho nghề kế toán rất rộng mở. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, người học có thể làm được các công việc sau: kế toán viên, kiểm toán, kê khai thuế, thủ quỹ, tư vấn tài chính,… người học có thể làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị công – các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện. Các cơ quan quản lý Nhà nước: bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư….Sau thời gian làm việc người học có cơ hội phát triển thành Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính, Thanh tra kinh tế,…

Với các công việc trên, sinh viên ngành Kế toán có thể khẳng định năng lực của mình tại:

✪ Các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: công ty,

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, đặc biệt các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp.

✪ Các đơn vị công - các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện.

✪ Các cơ quan quản lý nhà nước: bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư.

✪ Các trung tâm đào tạo kế toán.