Trang chủ->Ngành xét tuyển->Nuôi trồng thủy sản

Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường. Trong các loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại tôm cá.

Nuôi trồng thủy sản là một khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức nuôi trồng động thực vật thủy sinh ở các môi trường nước ngọt, lợ, mặn. Đây là một lĩnh vực rất rộng và là một nghề ngành nghề đang phát triển rất mạnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long và ở các tỉnh khu vực phía bắc có những vùng ngập nước các bãi bồi, các vùng chuyển đổi đất kém hiệu quả từ việc khó trồng cấy lúa ở Việt Nam.

Sinh viên được đào tạo các kiến thức cơ sở và chuyên ngành liên quan đến nuôi trồng thủy sản như:

- Biết phân tích, giải thích một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực của ĐBSCL;

- Hiếu biết, phân tích và kiểm soát chất lượng nước ao nuôi;

- Có khả năng sản xuất giống một đối tượng thủy sản;

- Hiểu biết, phân tích nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn của động vật thủy sản ở mỗi giai đoạn phát triển;

- Biết giải thích, nhận biết các dấu hiệu bệnh, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng trị bệnh trên động vật thủy sản;

- Phân tích được các chuỗi liên kết trong sản xuất từ con giống đến nuôi thương phẩm;

- Nhận biết và sử dụng hiệu quả các hóa chất được dùng trong hoạt động nuôi trồng thủy sản từ khâu cải tạo, sản xuất giống, nuôi thương phẩm và quản lý chăm sóc theo quy định của ngành,…

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật sản xuất giống thủy sản, kỹ thuật ương.

- Nuôi các đối tượng thủy sản, cung cấp các dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất giống và ương nuôi;

- Tư vấn và khuyến cáo các kỹ thuật đến người nuôi, tham gia trực tiếp sản xuất giống và ương nuôi thủy sản.

- Hỗ trợ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản,...