Trang chủ->Ngành xét tuyển->Kinh doanh thương mại

Kinh doanh thương mại là ngành gắn liền với hoạt động bán hàng, quản trị bán lẻ, quản lý kho, khảo sát hàng, xuất – nhập kho,… Đây là một lựa chọn hợp lý với các bạn trẻ yêu thích khối ngành kinh tế, thích tiếp xúc khách hàng và thực hiện những công việc giàu tính thực tiễn.
 
Người làm việc trong ngành Kinh doanh thương mại phải có năng lực quản trị lực lượng bán hàng, tổ chức và điều phối bán lẻ. Đặc biệt, bạn cần có kỹ năng nắm bắt tâm lý, hành vi mua hàng để từ đó tổ chức các hoạt động bán hàng hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.

Khi theo học ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp nhận những kiến thức về hoạt động kinh doanh, bán hàng, nghiên cứu thị trường, hoạt động chiêu thị, PR, marketing, lập kế hoạch kinh doanh, nghiệp vụ bán hàng, Phân tích tài chính,… 
Không những thế, sinh viên còn được tiếp cận những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp như giải quyết các vấn đề thực tế của các doanh nghiệp thương mại, kỹ năng làm việc nhóm, cách tổ chức seminar, kỹ năng làm việc online, sàng lọc thông tin, kỹ năng điều hành và quản lý các dự án thương mại,… 
Theo học ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu qua một số môn học như: quản trị học, quản trị tài chính, marketing, nghiệp vụ ngoại thương, kinh tế đối ngoại, nghiệp vụ bán hàng, các kiến thức về luật thương mại, luật vận tải và bảo hiểm,…

1. Nhân viên kinh doanh thương mại điện tử

Mô tả công việc: thực hiện các chỉ tiêu KPI được giao; thực hiện việc tư vấn bán hàng, giải đáp các thắc mắc của khách hàng; kết hợp với Marketing Online cập nhật thông tin về sản phẩm mới lên website; kiểm tra tình trạng hàng, hình ảnh, thông số kỹ thuật, giá, của nhóm hàng phụ trách … trên Web. Đảm bảo thông tin về hàng hóa, hình ảnh sản phẩm đầy đủ, đẹp, rõ ràng, chính xác và có thể thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu của bộ phận quản lý.

Yêu cầu: có trình độ chuyên môn trong các ngành về quản trị kinh doanh, marketing; có kỹ năng khai thác nguồn khách hàng; có khả năng giao tiếp đàm phán, thuyết phục khách hàng; có tinh thần trách nhiệm công việc cao

2. Nhân viên kinh doanh

Mô tả công việc: thực hiện việc quản lý hệ thống khách hàng có sẵn của công ty được giao làm việc, duy trì và đảm bảo doanh số đang có; khai thác, phân tích thị trường và các khách hàng tiềm năng; khai thác khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm của công ty; tìm kiếm và xây dựng hệ thống khách hàng; thu thập thông tin, đánh giá thị trường và đối thủ cạnh tranh, đề xuất phương án phát triển doanh thu bán hàng và có thể thực hiện một số công việc khác theo yêu cầu của cấp trên.

3. Các bạn có thể nắm bắt thành công với một trong những vị trí công việc sau:
- Nhân viên kinh doanh
- Chuyên viên phụ trách xuất – nhập khẩu, quản lí kho bãi, chuyên viên bộ phận thu mua, nhân viên bộ phận bán hàng;
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng
- Chuyên viên marketing, PR
- Với kinh nghiệm và năng lực có thể thăng tiến lên vị trí trưởng ngành hàng, cửa hàng trưởng,…
- Các bạn cũng có thể tham gia giảng dạy, tập huấn về Kinh doanh thương mại